Hệ thống CSA Nông_nghiệp_cộng_đồng

CSAs thường tập trung vào (1) sản xuất những thực phẩm chất lượng cao cho cộng đồng địa phương, thường sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ hoặc năng lượng sinh học và (2) cấu trúc thị trường chia sẻ rủi ro. Hình thức vận hành nông trai này (cần sự tham gia tích cực của khách hàng và bên liên quan khác hơn thông thường) khiến cho mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng khăng khít hơn.[13] Thiết kế chính bao gồm việc phát triển một nhóm các khách hàng thân thiết, những người sẵn sàng chi tiền cho cả mùa để có những thực phẩm chất lượng cao. Hệ thống này có nhiều biến thể về cách thức làm thế nào để trang trại nhận được hỗ trợ bởi khách hàng hay làm thế nào để người bán gửi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Lý thuyết CSA chỉ ra rằng một nông trại nhận được nhiều hỗ trợ thì họ càng có thời gian để tập trung nâng cao chất lượng và giảm rủi ro.

Cấu trúc

Các nông trại nông nghiệp cộng đồng ở Mỹ ngày nay có 3 đặc điểm chung: (1) nhấn mạnh vào tính cộng đồng và sản xuất địa phương, (2) chia sẻ và đăng ký trước vụ mùa, và (3) giao hàng hằng tuần cho những người đăng ký và khách hàng thường xuyên. Mặc dù việc vận hành CSA rất khác nhau giữa các nông trại và phát triển qua thời gian, 3 đặc điểm này dường như vẫn nguyên vẹn. [14] Việc vận hành CSA cũng phụ thuộc nhiều vào 4 cách tổ chức thực tế, bao gồm: hỗ trợ người dân biết được nhu cầu của cộng đồng, hỗ trợ khách hàng tiếp tận với người dân để trình bày như cầu và khả năng tài chính (hạn hẹp) của họ, hỗ trợ cam kết giữa người bán và người mua, và hỗ trợ để nhu cầu của nông dân được biết đến.[15]

Dựa trên 4 các tổ chức này, có bốn loại hình CSA được phát triển:

  • Nông trại quản lý bởi một người sản xuất/nông dân: một người dân thành lập và duy trì nông trại CSA, tuyển và tìm kiếm người đăng ký và quản lý CSA
  • Nông trại quản lý với người tiêu dùng: Người dân địa phương lập nên CSA và thuê nông dân đến canh tác. Người dan địa phương phải quản lý nông trại
  • Nông trại quản lý bới một nhóm người sản xuất/nông dân: Nhiều nông dân thành lập và vận hành một nông trại
  • Nông trại quản lý bởi nông dân và người dân địa phương: Người bán và người mua cùng phối hợp thành lập và quản lý nông trại.[16]

Trong phần lớn các mô hình CSA đời đầu, có một nhóm thành viên nòng cốt được thành lập. Những thành viên nòng cốt này sẽ hỗ trợ ra quyết định bao gồm: thị trường, phân phối, quản trị, và tổ chức cộng đồng. CSAs có thành viên nòng cốt thường thành công và có lãi. Tuy nhiên, năm 1999, 72% các CSA không có thành viên nòng cốt. CSA có thành viên nòng cốt thường thành công hơn các CSA hợp tác giữa nông dân và người tiêu dùng và các CSA không có thành viên nòng cốt.[17]

Hệ tư tưởng

Nông nghiệp cộng đồng ở Mỹ ảnh hưởng bởi ý tưởng của Rudolf Steiner, một triết gia người Áo. Ông phát triển khái niệm nông nghiệp triết học và nông nghiệp sinh học.

Phương phát phân phối và marketing

Sản phẩm của các mô hình CSA gốc và chủ yếu là cây trồng. Trong những năm gần đây, sản phẩm đa dạng hơn và bao gồm cả các sản phẩm không phải cây trồng như trứng, thịt, bột mỳ, mật ong, ngũ cốc và xà bông. Giá các sản phẩm cũng khác nhau giữa các nông trại. Các sản phẩm được bán theo từng gói lớn, đủ ăn cho 2-5 người hoặc được chia nhỏ hơn, cho 1-3 người. Giá cả dao động từ $200 đến $500 một vụ. Giá trọn gói thường ở mức trung bình là $400 và giá nửa gói là $250.[18] Giá cả thường phụ thuộc vào giá chi phí đầu vào của sản xuất, tuy nhiên cũng được tính toán dựa vào việc so sánh giá cả ở các CSA khác, chi phí sản xuất biến đổi, thị trường và thu nhập của cộng đồng. Nhiều CSA có các nhiều lựa chọn về thanh toán cho người tiêu dùng và các lựa chọn khác nhau cho người có thu nhập thấp.

Sản phẩm sẽ được phân phối theo nhiều cách khác nhau. Chủ yếu sẽ được phân phối hàng tuần. Phần lớin các CSAs cho phép người mua đến nông trại để lấy thành phẩm. Sản phẩm cũng có thể được giao đến nhà người mua qua các kênh địa phương, giao tận nhà hoặc các chợ của nông dân. 

Các nông trại khác nhau có cách quảng bá nông trại và sản phẩm của họ theo các cách khác nhau. CSA cũng sử dụng các kênh marketing khác nhau để đa dạng hóa kênh bán hàng và tăng số lượng người đăng ký. CSAs có thể sử dụng chợ địa phương, nhà hàng, khu bán lẻ, các cửa hàng bán buôn. Một trong các vấn đề các nông trại gặp phải là sản xuất dư thừa, vì vậy CSAs thường bán sản phẩm theo nhiều hình thức hơn là bán trọn gói. Thông thường, các nông trại thường bán sản phẩm ở chợ địa phương. Các sản phẩm dư thừa thỉnh thoảng sẽ được đưa vào ngân hàng thực phẩm.

Thử thách cho nông dân

Nhiều nông trại có thể tận dụng mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và sản phẩm của họ bởi nhiều khách hàng sẵn sàng chi trả nếu họ biết sản phẩm đó từ đâu mà ra, ai sản xuất chúng và có thể biết thêm nhiều thông tin về nguồn gốc sản phẩm, xem thêm chi phí thuê kinh tế. Tuy nhiên nhiều nông dân thành gia và nông nghiệp cộng đồng không có lãi. Nghiên cứu các CSA của Galt tiến hành năm 2013 chỉ ra rằng nhiều nông dân bóc lột chính họ để sản phẩm có giá thấp. Nghiên cứu cũng nói rằng nông dân có thể tính giá nhân công của họ rẻ mạt để khách hàng có thể đủ tiền mua các sản phẩm họ làm ra (tìm hiể thêm  tại đây moral economy).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nông_nghiệp_cộng_đồng http://bizjournals.com/sacramento/stories/2010/08/... http://chiron-communications.com/?p=2115 http://harvesthand.com/Community/What-is-a-CSA http://www.honeybrookorganicfarm.com/index.html http://knowwhereyourfoodcomesfrom.com/community-su... http://www.memberassembler.com/hub/comprehensive-c... http://www.motherearthnews.com/organic-gardening/c... http://api.ning.com/files/3FyohVhrK-m5eIn2G2jfkF2v... http://www.rainmagazine.com/archive/1992/community... http://www.rainmagazine.com/archive/1992/zsa013120...